3 cuốn sách không thể bỏ qua của Sigmund Freud
- Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ
- Mar 12, 2020
- 5 min read
Updated: Jul 27, 2020
Sigmund Freud – phù thủy của những miền sâu tâm trí con người. Ông là người đầu tiên tìm ra thứ được gọi là vô thức, bản năng tồn tại bên trong mỗi con người, dựa trên những quan sát và nghiên cứu từ những bệnh nhân tâm thần. Một lối nghiên cứu không tưởng nhưng lại rất thuyết phục và thành công. Tuy nhiên đây cũng chính là điểm hạn chế và gây tranh cãi của học thuyết phân tâm học khởi điểm từ tâm lí của các bệnh nhân tâm thần mà áp dụng cho cả những người bình thường. Cũng như bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi khuẩn thì Sigmund Freud nhìn đâu cũng thấy những ẩn ức được kìm nén, bất cứ hiện tượng, hành vi nào cũng được giải thích dưới cái nhìn ẩn ức. Điều này khiến cách nhìn của phân tâm học mang phần chủ quan, bảo thủ và cứng nhắc. Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi cho đến tận bây giờ nhưng học thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud luôn được quan tâm đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, phê bình văn học. Trong cuộc đời nghiên cứu của mình Freud đã để lại một số lượng lớn các tác phẩm, và chúng luôn trở thành chủ đề tranh cãi, nghiên cứu, và học tập của bao lớp thế hệ. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 5 cuốn sách của Sigmund Freud mà tôi thấy chúng ta sẽ hối tiếc khi bỏ qua chúng.
1. Cái tôi và cái nó

Cái Tôi Và Cái Nó là một món quà đối với miền tâm thức, là một tác phẩm đặc biệt. Tại đây Freud đã chỉ ra sự thiếu sót của những nghiên cứu trước đây về tâm trí. Tiếp đó, ông đã đưa ra những quan điểm mới mà ông cho đó là cái nhìn đúng đắn và toàn diện về tâm trí con người. Ông phân chia, gọi tên và đi sâu vào khai thác miền vô thức của tâm trí.
Đến với cuốn sách này bạn sẽ thấy được cơ chế và quá trình hoạt động của tâm trí mình, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất về bản thân, về những ham muốn cá nhân bấy lâu bị kìm nén, và tại sao nó lại bị kìm nén và bị thứ gì kìm nén. Cái tôi, cái nó và cái siêu tôi là ba miền của tâm thức, ba miền ấy luôn chuyển động, phủ định đấu tranh với nhau để hoàn thiện hơn chủ thể tâm trí. Đọc cuốn sách bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động đó trong tâm hồn trí mình. Và bạn sẽ thấy được những gì chúng ta biết về bộ não của mình là quá ít ỏi, bộ não của chúng ta vẫn là một dấu hỏi lớn thách thức trí tuệ ( bộ phận tân tiến nhất, đứa con tài giỏi nhất của bộ não).
2. Giải thích giấc mơ (1900)
Sau Cái tôi và cái nó, Freud tiếp tục đi sâu vào khám phá miền vô thức. Ông cho rằng giấc mơ là con đường để hiểu được vô thức – một khái niệm quan trọng trong phương pháp tâm động học của ông.

Trong tác phẩm này, Freud phát triển ý tưởng rằng giấc mơ có thể là lĩnh vực trong đó những ý nghĩ vô thức xuất hiện được ngụy trang, được dịch chuyển, giấu mình thông qua các hình ảnh tượng trưng để có được một tấm vé thông hành trở vào miền ý thức mà không bị cái Siêu tôi kìm nén . Vì vậy, giấc mơ sẽ là biểu hiện của những ham muốn bị kìm nén, lợi dụng để ngả ra, để đáp ứng tâm trí tỉnh táo khi chúng ta ngủ. Tại giấc mơ chúng ta sẽ đọc được đầy đủ thế giới tinh thần còn thiếu của con người, các nhu cầu tình cảm bị dồn nén và được thỏa mãn qua các hình ảnh tượng trưng mà ở thế giới thực tại không thể thỏa mãn được, thông qua đó điều hòa tâm trí con người, tránh những xung năng xấu tích tụ, dồn nén ảnh hưởng tới tinh thần con người.
Đọc cuốn sách này bạn sẽ khám phá được hết những bí mật về giấc mơ của mình và những người khác từ đó hiểu hơn bản thân mình đang muốn gì, cần gì và thiếu gì và điều hòa lại tâm trí của bản thân. Ngoài những người muốn tìm hiểu khám phá về giấc mơ thì cuốn sách này chính là tài liệu quý giá và không thể bỏ qua đối với những người muốn tìm hiểu về Tâm lí học, đặc biệt là Phân tâm học hay phê bình văn học
3. Ba bài tiểu luận về lý thuyết tình dục

Từ trước đây cho tới tận bây giờ, tình dục luôn là vấn đề nhạy cảm mà chúng ta đặc biệt là phái nữ luôn cho rằng đó là chuyện thầm kín, xấu hổ và luôn giấu nhẹm nó đi. Từ đó chúng ta có những hiểu lầm, không đáng có thậm chí là thiếu hiểu biết và dẫn đến những hiệu quả khôn lường.
Trong cuốn Ba bài tiểu luận về lý thuyết tình dục, Freud đã đưa ra cái nhìn toàn diện, cái nhìn khoa học về tình dục. Đây cũng chính là điều làm cho ông và học thuyết của mình từng bị phản đối và gây tranh cãi gay gắt. Nhưng theo tôi đây là một nghiên cứu hữu ích đối với tất cả mọi người. Chúng ta cần phải hiểu cơ thể mình, những ham muốn cá nhân, chúng bắt nguồn từ đâu, hình thành như nào thì từ đó mới có hướng đi đúng với đạo đức xã hội. Từ cuốn sách, Freud đã đưa ra những lí giải khoa học về các hiện tượng tình dục, giai đoạn tình dục như quan hệ đồng tính luyến ái, tình dục có hay không ở trẻ em, bạo dâm, loạn dâm,…Nhưng trong đó tôi thích nhất là cái nhìn của ông về đồng tính luyến ái. Nó cho thấy cái nhìn nhân văn của ông đối với những con người được sinh ra đã không có lựa chọn cho mình mà họ luôn phải sống trong dằn vặt, trong bóng tối khi nghĩ bản thân mình bệnh hoạn và cái nhìn kì thị của những người xung quanh.
Chúng ta hãy cởi mở hơn và nhìn thẳng vào những giá trị của nó.
Thank you
Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ là một dự án phi lợi nhuận với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Xin cảm ơn!
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
Comments