top of page

3 kĩ thuật đọc hiệu quả được giới mọt sách tiết lộ

  • Writer: Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ
    Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ
  • Mar 12, 2020
  • 6 min read

Updated: Jul 27, 2020

Sách một thứ tài sản quý báu của nhân loại. Mặc dù trong thời đại internet phủ sóng toàn cầu, sách dần mất đi vị thế của mình, bởi google quá tiện lợi và sức chứa quá lớn, nhưng tính chính xác của những thông tin đó mãi chẳng thể sánh ngang với sách. Để một cuốn sách ra đời không chỉ qua trí tuệ của tác giả mà nó còn được trải qua quá trình cảm nhận và kiểm định gắt gao của đội ngũ biên tập sách của các nhà xuất bản. Đặc biệt khi bạn làm nghiên cứu, hay học hỏi những kiến thức, tri thức nền thì tính chuẩn xác của tri thức là điều quan trọng bậc nhất, sai một li đi một dặm, sai, lệch một đơn vị tri thức nhỏ cũng đủ kéo theo cả một hệ thống tri thức sụp đổ.

Tuy nhiên, việc chinh phục những cuốn sách, những thế giới tri thức to lớn chưa bao giờ là dễ, đặc biệt với những người lười đọc sách. Bạn đang hoang mang, không biết làm sao để chắt lọc những tri thức mình đang cần giữa một biển tri thức của nhân loại, trong hàng chục cuốn sách bạn chỉ lấy một vài tri thức được nhắc tới trong đó. Câu hỏi đặt ra, làm thế nào để chúng ta có thể tìm được những phần kiến thức mình đang cần bị giấu trong hàng ngàng kiến thức khác, nhưng bạn lại không có thời gian để đọc hết chúng? Phải làm sao để có thể đọc sách một cách nhanh chóng, chắt lọc mà không bị bỏ sót? Làm thế nào để trong thời gian ngắn nhất đọc được nhiều sách nhất ,mà tri thức vẫn còn đọng lại trong trí não của chúng ta mà không trôi tuột theo thời gian? Bỏ nhiều thời gian đọc chưa chắc đã bằng đọc đúng cách. Bạn bỏ ra nhiều thời gian để đọc nhưng những gì đọc được nó trôi tuột theo thời gian mà không còn lại gì…

Hiểu được điều đó, Sách đến rồi sẽ đem đến cho các bạn 3 kĩ thuật đọc sách: đọc lướt, đọc xoáy và đọc viết.


1. Đọc lướt

Đọc lướt hay còn gọi là đọc nhanh toàn bộ, đọc làm quen. Đọc sách cũng như giao tiếp vậy, nhưng ở đây là giao tiếp giữa con người với sách, giữa thực thể tìm kiếm tri thức với tri thức.

Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, nhiều người đọc luôn nội dung của cuốn sách. Đó không phải là một nước đi tối ưu, trước khi đọc nội dung cuốn sách bạn hãy bỏ ra một vài phút để đọc phần mục lục. Đọc mục lục sẽ giúp bạn biết được cuốn sách này viết về vấn đề gì, được triển khai theo bố cục nào, gồm những phần gì. Cách đọc này cực kì hữu ích cho ai đang muốn tìm đúng phần kiến thức mình đang tìm. Ví dụ như bạn đọc một cuốn tiểu luận, trong đó có lí do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu, khảo sát, lí thuyết, kết quả,… và điều bạn quan tâm chỉ là khảo sát, các số liệu khảo sát thì mục lục chính là nơi giúp bạn có thể tìm đúng được phần kiến thức bạn đang cần ở đâu mà không cần phải đọc hết cả tiểu luận.

Tiếp the đến phần mở đầu. Tôi dám chắc hầu hết bạn đọc luôn bỏ qua phần mở đầu của các cuốn sách. Nhưng đó lại là một phần báu vật của cuốn sách. Phần mở đầu của sách có thể do chính tác giả của cuốn sách viết hoặc cũng có thể do nhà xuất bản viết.Tại đây các bạn có thể biết được lí do cuốn sách này được ra đời, hay những nguồn cảm hứng sáng tác, tóm tắt nội dung, giá trị của cuốn sách, hay những giải thưởng mà cuốn sách đã đạt được hoặc cũng có thể là những dòng giới thiệu ngắn gọn về tác giả.

Cuối cùng trong kĩ thuật đọc lướt, đó chính là đọc nhanh, đọc key nội dung cuốn sách. Ở phần này bạn có thể dùng bút để lướt, chỉ lướt các dòng chữ mắt theo đó mà đọc. Bạn không cần đọc hiểu kĩ mà chỉ cần đọc lướt và tìm các từ khóa quan trọng, các từ khóa có liên quan đến vấn đề bạn cần tìm. Khi tìm thấy từ khóa đó bạn dừng lại đánh dấu và tiếp tục đọc như thế cho đến khi hết cuốn sách.

2. Kĩ thuật đọc xoáy

Sau khi đọc lướt xong chúng ta bắt đầu dùng đến thủ thật đọc xoáy, hay chính là đọc hiểu, đọc kĩ. Chúng ta đọc lại cuốn sách một lần nữa và dừng lại ở những chỗ đã được đánh dấu và đọc kĩ những chỗ đó để thu nạp kiến thức đồng thời huy động những kiến thức sẵn có liên quan đến tri thức này để sâu chuỗi tạo thành một hệ thống tri thức bền vững và sâu sắc.

Trong kĩ thuật này bên cạnh việc đọc tiếp thu chúng ta cũng có thể dùng cách đọc phản biện tức là đọc và suy nghĩ tìm xem liệu phần tri thức này có còn thiếu xót ở đâu không, mình có thể chứng minh được điều ngược lại không, mình có phản bác được những luận điểm trong đây không. Cách đọc này giúp chúng ta khắc sâu kiến thức vào trí não đồng thời luyện tư duy phản biện và biết đâu chúng ta lại có được những tìm tòi khám phá mới. Bởi quy luật phát triển từ trước tới giờ là cái mới luôn luôn tìm cách phủ nhận cái cũ, nhưng phủ nhận có kế thừa chứ không phải phủ nhận hoàn toàn, phủ nhận tất cả. Khi chúng ta đọc sách hay học cũng thế luôn luôn phải có sự hoài nghi. Có hoài nghi mới có động lực thôi thúc chúng ta tìm tòi sáng tạo, để thỏa mãn sự hoài nghi đó, để tìm ra một câu trả lời cho mình, tạo nên sự đa dạng trong thế giới quan của bầu trời kiến thức cá nhân của bạn, để tạo ra những ngôi sao sáng trong bầu trời ấy.

3. Kĩ thuật đọc viết

Nghe tên của kĩ thuật này không ít bạn nghĩ đến thời cắp sách tới trường được cô giáo đọc bài cho viết, đọc chép. Nếu nói đến đọc chép, các bạn ở thế bị động nghe cô giáo đọc để viết thì kĩ thuật đọc viết mà tôi nhắc tới đây các bạn ở thế chủ động và hoàn toàn độc lập. Đọc viết hay chính là đọc ghi chú, đọc mở rộng.

Nếu như kĩ thật đọc xoáy giúp bạn hiểu kĩ hiểu sâu và hệ thống được kiến thức cũ với kiến thức vừa đọc được trong sách thì kĩ thuật đọc viết này giúp các bạn mở rộng thêm hệ thống tri thức đó.


Sau khi đọc xoáy các bạn có thể tìm những từ khóa, key mà bạn gạch chân khi đọc lướt trong những cuốn sách khác hoặc trên google, và sau đó note lại những ý khác mà cuốn sách đang đọc chưa có vào cuốn sổ tay hoặc note lại trên chính cuốn sách bạn đang đọc. Đến một thời gian nào đó bạn cần, mở lại thì bạn đã có một kiến thức tương đối lớn và toàn diện về vấn đề đó mà không phải đọc lại, tìm lại từ đầu. Ví dụ như bạn đang học về phê bình phân tâm học trong văn học, phê bình văn học thì điều bạn có thể note lại và tìm hiểu từ các nguồn khác để bổ sung kiến thức như học thuyết phân tâm học, Sigmund Freud, ẩn ức, xung năng, Libido, mặc cảm Oedipus,... Tìm hiểu những từ khóa đó, bạn sẽ khám phá ra được nhiều tri thức, nhiều câu chuyện hấp dẫn xung quanh những tri thức đó.

Trên đây là 3 kĩ thuật đọc sách hiểu quả mà Sách tới rồi chia sẻ với các bạn, hi vọng nó có thể giúp ích được cho mọi người trong hành trình thu lượm, chinh phục tri thức từ những cuốn sách hay bổ ích. Và nếu các bạn có những kĩ thuật, những tips đọc sách hay, đọc đáo khác có thể chia sẻ với chúng tớ ở phần bình luận nhé!

Thank you

Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ là một dự án phi lợi nhuận với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

Comments


Liên hệ hợp tác:

Thanks for submitting!

© 2023 by The Book Lover. Proudly created with Wix.com

bottom of page