Cuộc sống quá ngắn để có một công việc “sai”
- Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ
- Aug 17, 2020
- 8 min read
Cuộc sống quá ngắn để có một công việc “sai”, bạn đầu tư tất cả thời gian và nỗ lực của bạn vào một thứ gì đó dẫn đến bất hạnh, lo lắng và thất vọng thay vì mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và an nhiên.
Tất cả chúng ta đều biết việc tìm kiếm “ một công việc lý tưởng” ngày nay phức tạp như thế nào, một công việc chúng ta đã xác định gắn bó và đi sâu vào nghiên cứu. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta mới chỉ đang dừng lại với việc đơn giản là có một công việc, bất kể đó là gì, vì xu hướng kinh tế và xã hội đã thay đổi rất nhiều và nhu cầu về công việc hoàn toàn không phản ánh lượng công việc hiện có. Chính vì thế hiện tượng làm trái ngành, hay có một công việc “sai” là một hiện tượng hết sức phổ biến hiện nay. Cuộc sống có đủ dài để chúng ta thay đổi, sửa chữa hết những cái “sai đó”
“Nếu chúng ta cống hiến cuộc sống của mình cho những điều chúng ta thích, chúng ta sẽ có được năng lượng và sức sống. Không có cảm giác thỏa mãn nào lớn hơn việc kiếm sống bằng công việc mà chúng ta đam mê.”
Mặc dù, cuộc sống vật chất của bản vẫn đang được duy trì rất tốt, nhưng làm một công việc “sai” có thể khiến bạn cảm thấy lãnh cảm và tuyệt vọng.

Sống với một công việc “sai”
Nhiều người trong chúng ta có thể làm hết công việc này đến công việc khác, cho đến khi họ xác định được công việc phù hợp khiến họ hạnh phúc và yêu thích. Nhưng sẽ phức tạp hơn khi chúng ta đầu tư cả ngày làm việc cho một nhiệm vụ hoặc hoạt động khiến chúng ta cảm thấy thất vọng thay vì khiến chúng ta phát triển.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Rhode Island ( mình có cần ghi chú thêm về trường đại học này để tăng độ tin cậy của bài viết không) , bạn có thể cảm thấy hài lòng với công việc của mình ngay cả khi đó không phải là công việc bạn đã học. Trên thực tế, có rất nhiều người sau khi ra trường làm việc trái ngành, thậm chí là yêu thích và gắn bó lâu dài với công việc ấy. Sự hài lòng trong công việc dựa trên hiệu suất và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác làm việc trái ngành trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tình huống phức tạp khác nhau.
Hậu quả của việc làm một công việc “sai”
Mất đi sự hài lòng trong công việc:
Điều đầu tiên và quan trọng nhất có thể xảy ra với bất kỳ cá nhân nào khi chọn một công việc “sai” là bạn không thích những gì bạn làm.Công việc bạn làm hàng ngày dường như không mang lại cho bạn sự hài lòng cũng như niềm hạnh phúc khi hoàn thành tốt công việc.
Một người không bao giờ có thể thành công nếu người đó không hài lòng với trách nhiệm công việc được gắn liền. Nghề nghiệp phải được lựa chọn dựa trên năng khiếu và kỹ năng một người có.
Hiệu suất kém:
Một ảnh hưởng nghiêm trọng khác của chọn công việc “sai” là khiến cho bạn có thể làm việc không quá tốt, không hiệu quả trong văn phòng. Tất cả chúng ta đều biết rằng hiệu suất là thứ nói lên công sức, kết quả làm việc của chúng ta vào cuối ngày, nhờ đó chúng ta được đánh giá và chuyển sang một vị trí tốt hơn.
Nhưng nếu bạn đã chọn sai một nghề nghiệp cho mình thì hiệu suất của bạn sẽ bị ảnh hưởng vì bạn không có đủ khả năng, đủ đam mê, đủ nhiệt huyết để thực hiện một phần trăm sức lực của mình cho công việc.
Do đó, đây có thể là một dấu hiệu quan trọng để bạn hiểu và nhận thức rằng bạn đang làm một công việc “sai”.
Lo lắng và căng thẳng:

Lo lắng và căng thẳng có thể là hai yếu tố chính cho chúng ta biết rằng tâm trí chúng ta đang mắc kẹt giữa mớ hỗn độn của những cảm xúc tiêu cực. Cảm thấy trì trệ, như thể bạn không tiến theo bất kỳ hướng nào.
Sức khỏe là của cải. Và tất cả chúng ta đều biết điều này. Sự lo lắng và tâm trí căng thẳng không những làm hại chúng ta mà còn làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ của chúng ta, khi phần lớn chúng ta thường mang chúng về nhà, mang ra khỏi nơi làm việc và ném vào các thành viên trong gia đình, vào các mối quan hệ khác của chúng ta như bạn bè, đối tác,…
Điều này làm xáo trộn tính khí của chính bạn và của các thành viên trong gia đình, và hơn thế nữa nó phá hủy trầm trọng các mối quan hệ xã hội của bạn thậm chí là quay ngược trở lại phá hủy công việc “sai” mà bạn đang cố gắng duy trì kia. Điều này nên được phân tích nhanh chóng và dễ hiểu rằng bạn đang bị “bắt nhầm” công việc.
Bóng ma tâm trí – sự ích kỉ:
Không hài lòng với công việc, chả có đủ đam mê và nhiệt huyết kéo theo hiệu suất công việc giảm sút, hiệu quả kinh tế cá nhân cũng theo đó mà tụt dốc, “những con quỷ” căng thẳng và lo hãi cũng theo đó lộng hành. Tất cả khiến cho chúng ta cảm thấy muốn tránh và muốn lẩn trốn, ngâm mình trong một trong những góc tối nào đó, chúng ta không muốn ra ngoài và giao lưu hoặc kết nối. Nhưng tại sao nó lại xảy ra với chúng ta?
Điều này là do những người khác xung quanh chúng ta có thể đã tìm thấy điều đúng đắn để làm và có thể còn hạnh phúc hơn.Nhưng nhận thức này lại hiện lên trong tâm trí và khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã thua trong cuộc chiến chống lại chính mình. Một người có xu hướng coi thường các hoạt động xã hội và thích những mặt nhẹ nhàng hơn của cuộc sống.
Do đặc điểm trên, còn có một tính khí khác xuất hiện trong bức tranh cuộc sống của một người căng thẳng, đó là ghen tị với người khác vì thành công của họ. Bạn có xu hướng nhìn tổng thể sự nghiệp của mình và bắt đầu so sánh của bạn với của họ. Tình huống này chắc chắn chỉ nảy sinh khi bạn biết rằng thói quen của bạn không hạnh phúc bằng của họ.
Bên cạnh đó, một công việc “sai” làm cho chúng ta mất dần lòng tự trọng, tự tôn, tâm trí được nhét đầy những ý nghĩ tiêu cực rằng mình là kẻ vô dụng, mình chẳng đóng góp được gì cho công việc, cho gia đình, cho xã hội. Và chúng ta dần mất đi sự công nhận từ người sử dụng lao động của chúng ta và sự hỗ trợ của tổ chức đối với công việc chúng ta làm.
Vì vậy, nó là một lời cảnh tỉnh cho chúng ta rằng hãy kết thúc chương đen tối đó và mở ra chương tiếp theo tươi sáng trong cuộc đời mình. Thay đổi suy nghĩ và tiến về phía trước để làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Kết hợp giữa năng lực và nghề nghiệp để tìm được công việc lý tưởng

Chúng ta đều biết rằng không dễ để tìm được một công việc lý tưởng , hoặc ít nhất một công việc khiến chúng ta cảm thấy hài lòng với bản thân và những đóng góp của mình cho xã hội. Theo một cách nào đó, tất cả chúng ta phải thích ứng với một môi trường thay đổi, hoặc ít nhất là đưa ra một cái gì đó sáng tạo có thể được yêu cầu bởi môi trường.
Nó không dễ thực hiện, và đó là lý do tại sao cần suy ngẫm về một số điểm thú vị mà nhà giáo dục và giáo sư Sir Ken Robinson đã đưa ra trong cuốn sách thú vị của mình, The Element .
Yếu tố là điểm mà những thứ chúng ta giỏi và những thứ chúng ta muốn làm kết hợp với nhau. Đây là môi trường thích hợp nhất để tìm kiếm một công việc ưng ý.
Nếu bạn không học cách mắc lỗi, bạn sẽ không bao giờ tìm ra bất cứ thứ gì nguyên bản.
Làm sai công việc này đến công việc khác có ít nhất một khía cạnh tích cực: bạn sẽ khám phá ra đâu là giới hạn của bản thân, bạn chuẩn bị chấp nhận điều gì và bạn chưa sẵn sàng chấp nhận điều gì.
Một điều nữa cần ghi nhớ là chúng ta nên chấp nhận cả sai lầm và hạn chế của mình. Chúng là một lời mời thay đổi, một thứ chúng ta nên tận dụng một cách thực tế và sáng tạo nhất có thể.
Sáng tạo là trí thông minh ứng dụng
Sáng tạo ở nơi làm việc liên quan đến việc cung cấp một sản phẩm khác biệt và có giá trị hơn những sản phẩm đã tồn tại. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là để sáng tạo, bạn phải năng động, tiếp thu môi trường và phản xạ; và bạn phải kết nối với chính mình và mọi thứ xung quanh bạn.
Cuộc sống của bạn không được quyết định bởi những gì xảy ra với bạn, mà bởi cách bạn phản ứng với nó
Khi một số người bị sa thải, họ gặp khó khăn, không biết phải phản ứng như thế nào hoặc phải đi theo hướng nào. Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với tình huống này sẽ quyết định hướng đi của bạn trong cuộc sống.
Chắc chắn là bạn có thể gặp may trong một thời điểm nhất định, nhưng bạn nên tận dụng thời điểm may mắn, cũng như thời điểm nghịch cảnh. Thay vì tiếp tục không hoạt động, lún sâu trong vũng lầy, bạn nên kích thích trực giác của mình, tạo cơ hội và cải tổ các ý tưởng, quan điểm và thậm chí cả các giá trị của bạn.
“Những điều phi thường xảy ra khi bạn rời bỏ công việc thường ngày, xem xét lại quỹ đạo của mình và khôi phục lại những đam mê đã thúc đẩy bạn hướng tới những chân trời mới.”
Lời cuối chúng tôi muốn gửi gắm tới những ai đang mắc kẹt trong chọn nghề: “Hãy lắng nghe lý trí và con tim của bạn, để chúng tự do kết hợp với nhau và hòa hợp với môi trường theo quy luật vốn có của chúng. Khi đó, chúng sẽ cho bạn biết bạn phải làm gì và đi tới đâu.”
Tác giả: Lăn
Thank you
Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ trẻ là một dự án phi lợi nhuận với mục tiêu trở lại và nâng cao kiến thức tâm lý lên cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Xin cảm ơn!
(*) Bản quyền bài hát thuộc về Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ”. Các nguồn trích dẫn bài viết không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải loại bỏ.
(**) Follow Facebook Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ để đọc các bài viết khác và cập nhật các bài viết mới hàng ngày.
Comments