top of page

Hướng nội và hướng ngoại, loại tính cách nào có lợi thế hơn? Kẻ bí ẩn quyền lực – nhãn dán khác biệt

  • Writer: Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ
    Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ
  • Jul 27, 2020
  • 6 min read

Updated: Aug 3, 2020


Hướng nội và hướng ngoại, loại tính cách nào có lợi thế hơn? Kẻ bí ẩn quyền lực – nhãn dán khác biệt.
Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ

Điều gì đang khiến bạn hạnh phúc? Với tôi sự phù hợp chính là yếu tố cốt lõi làm nên hạnh phúc. Trong cùng một hoàn cảnh, cùng một tình huống, cùng một khó khăn mỗi chúng ta sẽ có những lựa chọn, những cách giải quyết khác nhau mà chúng ta cho là đúng, là sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho mình. Vậy tại sao chúng ta lại đặt ra câu hỏi hướng nội , hướng ngoại loại tính cách nào có lợi thế hơn? Câu hỏi này, với tôi sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời chính xác. Bởi không có gì là đúng tuyệt đối. Nếu có thì chẳng qua là chưa có ai chứng minh nó sai.

Thế nào là người hướng ngoại? Thế nào là người hướng nội?


Người hướng ngoại
Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ

Người hướng ngoại là những người hướng tới môi trường, hoạt động và những người xung quanh họ, đặc biệt phù hợp với những công việc có nhịp độ nhanh, như chính trị, giảng dạy và bán hàng. Người hướng ngoại học hỏi bằng cách giao tiếp để giải quyết mọi ý tưởng và vấn đề. Giải quyết nhiều việc một lúc không phải là khó khăn với họ. Tuy nhiên hướng ngoại cũng có hướng ngoại trí tuệ và hướng ngoại phi trí tuệ. Những người hướng ngoại đạt được nhiều thành công như Steve Jobs, Oprah Winfrey… họ đều là những người có trí tuệ, có tri thức, có suy nghĩ, có lập trường, có những tài năng nhất định trên lĩnh vực mình theo đuổi và những điều họ thể hiện ra trong những hoạt động của mình đều tạo cho những người xung quanh sự tin tưởng, ngưỡng mộ. Ngược lại những người hướng ngoại phi trí tuệ hiểu đơn giản là những người không có gì nhưng thích giao lưu thể hiện với mọi người mà không biết mình là ai, mình ở vị trí nào, mình đang có những gì và thiếu sót điều gì mà luôn cho rằng mình đang rất hoàn hảo nhưng thực chất không khác nào “thùng rỗng kêu to”.


Người hướng nội
Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ



Người hướng nội là những người phải dành rất nhiều thời gian đắm chìm trong thế giới nội tâm của riêng mình mới có thể có năng lượng sống để chiêm nghiệm về bản thân, về cuộc sống và về những người xung quanh. Người hướng nội thích dành thời gian một mình hoặc trong các nhóm nhỏ, dễ bị choáng ngợp trong các tình huống mới hoặc trong các nhóm đông người. Họ thích tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và quan sát tình huống kỹ càng trước khi giải quyết. Cũng như người hướng ngoại, người hướng nội có hai dạng là hướng nội điềm tĩnh và hướng nội tự ti, nhút nhát. Hướng nội điềm tĩnh họ không thích đám đông, không thích nói nhiều, giao tiếp nhiều không phải vì họ sợ, họ nhút nhát mà đơn giản vì họ chưa muốn nói, họ còn bận quan sát bạn, bận xem xét và đánh giá những hành động của bạn. Chính vì thế, nếu bạn cần một người nhận xét khách quan về mình thì những người hướng nội điềm tĩnh luôn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Ngược lại, những người hướng nội tự ti họ thường lo sợ, nhút nhát trước đám đông và cần có khoảng thời gian nhất định để tiếp nhận và hòa hợp.

Bạn là ai? - Hướng nội và hướng ngoại, loại tính cách nào có lợi thế hơn?

Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại? Nếu bạn trả lời mình chắc chắn là người hướng nội, hay là người hướng ngoại thì tôi e là bạn chưa hiểu hết về bản thân mình, hay nói cách khác bạn đang dán nhãn cho bản thân mình. Như tôi đã nói trên không có điều gì là tuyệt đối cả. Nói đến ớt hầu hết chúng ta đều biết là một thứ quả rất cay, không cay không phải là ớt nhưng trên thực tế vẫn có những loại ớt không cay như ớt chuông, ớt sừng… Nói đến kẹo chúng ta đều nghĩ ngay tới hương vị ngọt ngào, thế nhưng lại có một thứ kẹo gọi là kẹo đắng – nó mâu thuẫn từ trong tên gọi.

Có khi nào bạn thấy mình rụt rè, nhút nhát trước đám đông nhưng lại tự tin, nói nhiều thậm chí là ba hoa hàng giờ liền với nhóm bạn thân quen của mình chưa. Có khi nào người vẫn luôn dẫn dắt câu chuyện của nhóm lại chỉ muốn im lặng, đắm chìm trong những suy nghĩ chốn riêng tư. Vậy những người như thế là hướng nội hay hướng ngoại. Nghe có vẻ mâu thuẫn quá đúng không? Nhưng chính sự mâu thuẫn đó mới làm nên con người bạn một cách hoàn chỉnh.

Tính cách của con người chúng ta sinh ra như một tờ giấy có hai mặt không thể tách rời, chúng luôn gắn liền với nhau, bạn sẽ chẳng bao giờ tách hai mặt của một tờ giấy ra được cả, đó chính là hướng nội và hướng ngoại. Theo thời gian, dưới những tác động của môi trường, của những mối quan hệ, những giao tiếp xã hội, của những trải nghiệm cá nhân tờ giấy tính cách của chúng ta cũng dần được viết lên. Nhưng dù cùng một người viết, cùng một loại bút, loại mực nhưng những nét vẽ trên hai mặt của tờ giấy đó cũng sẽ có những chỗ đậm nhạt khác nhau, những cách viết, bài trí khác nhau. Cũng giống như, vậy tờ giấy tính cách của chúng ta với hai mặt hướng nội, hướng ngoại cũng được vẽ những nét đậm nhạt khác nhau. Và mặt nào được viết đậm hơn với mật độ nhiều hơn thì tính cách của chúng ta sẽ thiên hướng về đó nhiều hơn. Khi đó chúng ta sẽ có thiên hướng về hướng nội hơn hoặc hướng ngoại hơn chứ không có hướng nội hay hướng ngoại tuyệt đối.

Khi tương tác với nhau, người hướng nội có thể cho rằng người hướng ngoại là những kẻ khoa trương, hách dịch và hống hách, trong khi người hướng ngoại lại cho rằng người hướng nội là kém cỏi hoặc nhút nhát, tự ti. Vậy tại sao chúng ta không cố gắng cân bằng để đều là người tốt, là phiên bản tốt nhất so với mình trong mắt những người xung quanh. Tại sao chúng ta không nghĩ mình đang là sự bù trừ cho nhau để cùng hoàn thiện nhau thay vì coi nhau là sự đối nghịch, mâu thuẫn. Ai nói người hướng ngoại lại không giao tiếp tốt được với người hướng nội? Người hướng ngoại có thể truyền năng lượng tích cực, năng lượng giao tiếp cho người hướng nội, ngược lại người hướng nội lại có thể đồng cảm và giúp người hướng ngoại bình tâm, lắng đọng lại để suy nghĩ, để vượt qua những khủng hoảng, chữa lành những vết rạn nứt trong tâm hồn…


Không có loại tính cách nào tốt hơn cả mà sự hòa hợp của cả hai mới chính là sự lựa chọn tốt nhất.
Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ

Trong cuộc sống, dù là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ta vẫn phải đối diện với những khó khăn, những khoảnh khắc bất hạnh và rơi vào trạng thái mất cân bằng. Chính vì thế tùy vào từng hoàn cảnh mà chúng ta cần sử dụng hài hòa, cân bằng hai loại tính cách trên để khéo léo đưa bản thân vượt qua khủng hoảng.

Vậy kẻ bí ẩn quyền lực mà tôi để ở trên là gì, là ai và ở đâu trong câu chuyện này. Đó chính là điểm sáng nhất trong tờ giấy tính cách, là nhãn dán khác biệt, là người biết kết hợp hài hòa, sử dụng phù hợp và cân bằng được hai loại tính cách hướng nội, hướng ngoại của mình. Không có loại tính cách nào tốt hơn cả mà sự hòa hợp của cả hai mới chính là sự lựa chọn tốt nhất.

Tác giả: Lăn

Thank you

Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ là một dự án phi lợi nhuận với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook Lăn - Tâm lý học tuổi trẻ để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

Comments


Liên hệ hợp tác:

Thanks for submitting!

© 2023 by The Book Lover. Proudly created with Wix.com

bottom of page